Thứ sáu, 08/09/2017, 15:59 GMT+7 | Lượt xem: 2023 |
Giá gạo tuần qua giảm ở cả Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ do nhu cầu yếu.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống 370 – 375 USD/tấn, FOB Bangkok, giảm so vứi 375- 377 USD/tấn một tuần trước.
Gạo từ vụ thu hoạch mới cũng bắt đầu có bán trên thị trường, góp phần làm giảm giá.
“Nhu cầu trên thị trường xuất khẩu hiện ở mức thấp, có thể do người mua chờ giá giảm thêm nữa”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Các thương nhân dự báo giá gạo Thái Lan sẽ tiếp tục giảm trong tuần này, và sẽ tương đối ổn định cho đến cuối tháng 10.
Theo Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothammathat ngày 1/9 tuyên bố Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Ông Laothammathat cho biết Thái Lan đã xuất khẩu 6,41 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm nay, qua đó duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Cũng theo ông Laothammathat, Ấn Độ và Việt Nam lần lượt đứng sau Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ông Laothammathat lưu ý giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.
Trước đó, cùng ngày, Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ nông dân trị giá 2,2 tỷ USD nhằm bình ổn giá gạo, mặt hàng lương thực từ lâu có vai trò chiến lược trong nền chính trị của nước này.
Đầu tháng 7 vừa qua, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết đang tìm phương án bình ổn giá gạo trước thời điểm vụ mùa vào quý III/2017. Bộ này khẳng định sẽ không có việc mua gạo với giá cao hơn giá thị trường và không thực hiện thu mua dự trữ trong kho quốc gia khiến tăng chi phí dự trữ và tạo áp lực lên giá.
Dự báo, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2017 là 26,4 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng cung ứng dự báo đạt 29,5 triệu tấn.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá cũng giảm xuống 385 – 390 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 385 – 395 USD/tấn tuần trước.
Nguyên nhân do nhu cầu mới ở mức thấp dù vụ thu hoạch lúa Hè Thu đã kết thúc.
“Thị trường tương đối yên tĩnh trong bối cảnh nhu cầu thấp. Giá đã giảm ở Thái Lan, do đó giá gạo Việt Nam cũng giảm theo”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP HCM giảm.
Thái Lan và Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và 3 thế giới.
Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giá gạo 5% tấm cũng giảm 3 USD/tấn xuống 400 – 403 USD/tấn.
Nhu cầu yếu do đồng rupee mạnh lên làm giảm sức hấp dẫn của gạo Ấn Độ.
“Chúng tôi bị mắc kẹt về giá. Khách hàng chỉ trả dưới 400 nhưng chúng tôi không thể chấp thuận vì rupee mạnh|”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh miền Nam Ấn Độ cho biết.
Xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ chắc chắn sẽ còn tiếp tục chậm trong vài tháng tới vì giá đắt trong bối cảnh rupee vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng và giá lúa gạo trên thị trường trong nước cũng tăng.
Trong khi đó, Bangladesh thông báo mua 250.000 tấn gạo trắng của Campuchia với giá 453 USD/tấn theo hợp đồng liên Chính phủ.
Trước đó, Bangladesh đã nhập khẩu 200.000 tấn gạo trắng với giá 430 USD/tấn và 50.000 tấn gạo đồ với giá 470 USD/tấn của Việt Nam cũng theo hợp đồng liên Chính hủ.
Nhu cầu từ Bangladesh rất quan trọng với giá gạo trên thị trường thế giới trong nawmnay vì Chính phủ nước này đang phải chật vật để làm đầy kho dự trữ nhằm ngăn giá trong nước tăng cao sau khi lũ lụt hồi tháng 4 gây thiệt hại khoảng 1 triệu tấn gạo.
Một số thông tin liên quan
Philippines tăng nhập khẩu gạo giúp tăng thương mại gạo thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết Philippines sẽ giúp tăng thương mại gạo thế giới năm nay lên mức cao thứ 3 trong lịch sử.
Trong báo cáo tháng 8, USDA nâng dự báo về thương mại gạo thế giới thêm 700.000 tấn lên 43,2 triệu tấn, con số này cao hơn 7% so với năm trước và là kỷ lục cao thứ 3 trong lịch sử.
Dự báo về nhập khẩu gạo Philippines năm 2017 được nâng thêm 200.000 tấn lên 1,6 triệu tấn dựa trên cuộc đấu giá mới đây của Chính phủ để mua 250.000 tấn và 800.000 tấn nữa mà tư thương sẽ mua từ nay tới cuối năm.
Trong số các nước nhập khẩu, USDA điều chỉnh tăng dự báo về nhập khẩu của Philippines, Bờ Biển Ngà, Cuba, Guinea, Iraq, Madagascar, Saudi Arabia, Senegal, Sierra Leone và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, nhưng hạ dự báo về nhập khẩu của Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Lào và Sri Lanka.
Sản lượng lúa sớm của Trung Quốc năm 2017 giảm 3,2%
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng lúa sớm năm 2017 của nước này giảm 3,2% xuống 31,74 triệu tấn, do cả năng suất và diện tích đều giảm.
Diện tích lúa sớm giảm 2,8% xuống 5.463 ha, vì thiếu nhân lực lao động.
Năng suất lúa sớm cũng giảm 0,4% do nhiệt độ cao.
Chính phủ Campuchia lên kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu gạo
Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, Chính phủ Campuchia đã lên kế hoạch mỗi năm xuất khẩu một triệu tấn gạo. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó đạt được mục tiêu này cho dù Campuchia có lịch sử trồng lúa gạo đã lâu.
Campuchia hiện còn có hơn 1.000 loại giống lúa nguyên sinh, gạo của một số vùng liên tục nhiều năm được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới. Xuất khẩu gạo thơm Hương nhài (Jasmine) của Campuchia đứng thứ hai trên thế giới. Khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở hai bên bờ sông Mekong có đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào của hồ Tông Lê Sáp cũng đã cung cấp môi trường sinh trưởng tốt cho cây lúa.
Thái Lan tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothammathat ngày 1/9 tuyên bố Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Ông Laothammathat cho biết Thái Lan đã xuất khẩu 6,41 triệu tấn gạo trong 7 tháng năm nay, qua đó duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Cũng theo ông Laothammathat, Ấn Độ và Việt Nam lần lượt đứng sau Thái Lan về khối lượng xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, ông Laothammathat lưu ý giá trị đồng baht tăng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tính cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới.
Trước đó, cùng ngày, Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ nông dân trị giá 2,2 tỷ USD nhằm bình ổn giá gạo, mặt hàng lương thực từ lâu có vai trò chiến lược trong nền chính trị của nước này.
Đầu tháng Bảy vừa qua, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết đang tìm phương án bình ổn giá gạo trước thời điểm vụ mùa vào quý 3/2017. Bộ này khẳng định sẽ không có việc mua gạo với giá cao hơn giá thị trường và không thực hiện thu mua dự trữ trong kho quốc gia khiến tăng chi phí dự trữ và tạo áp lực lên giá.
Dự báo, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2017 là 26,4 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng cung ứng dự báo đạt 29,5 triệu tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters